Xì to online - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật


Vận tải Dầu Khí với chiến lược Kinh tế biển

Sáng ngày 13/12/2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng Báo Quân đội Nhân dân đã tổ chức cuộc tọa đàm “ Dầu khí Việt Nam phát triển cùng đất nước”  nhằm ôn lại truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam qua 57 năm xây dựng và trưởng thành, những cơ hội thách thức của ngành Dầu khí trong những năm tiếp theo; những giải pháp để phát triển ngành Dầu khí gắn liền với nhiệm vụ an ninh quốc phòng và bảo vệ tài nguyên môi trường. 
Tham dự cuộc tọa đàm, Ông Phạm Việt Anh –Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans) đã có bài phát biểu về sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam, ngành Kinh tế Hàng hải, ngành Dầu Khí Việt Nam... với mục tiêu góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia vận tải biển tiên tiến; đạt các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển. Nội dung bài phát biểu như sau:

1. Ngành vận tải biển trong chiến lược kinh tế biển

Ngày 22/10/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 36 – NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2030, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.

Nghị quyết xác định rõ: Đến năm 2030, phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên là Du lịch và dịch vụ biển; Kinh tế hàng hải; Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; Nuôi trồng và khai thác hải sản; Công nghiệp ven biển; Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới. 

Đối với ngành Kinh tế Hàng hải, cần đẩy mạnh phát triển đội tàu vận tải biển với cơ cấu hợp lý, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường vận tải nội địa, tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng vận tải, từng bước gia tăng, chiếm lĩnh thị phần quốc tế.

Về phát triển kinh tế biển, nggay từ năm 1997, Bộ Chính trị đã ban hành chỉ thị số 20-CT/TW ngày 22/9/1997 về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tiếp đó trong những năm đầu thế kỷ XXI, cùng với xu hướng chung về tăng trưởng phát triển kinh tế biển của các quốc gia có biển trên thế giới và để tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển phục vụ yêu cầu phát triển, Hội nghị TW 4 (khóa X) củaa Đảng đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về “Chiến lược kinh tế biển Việt nam đến năm 2020).

Là một cấu thành quan trọng của kinh tế biển, ngành vận tải biển Việt Nam trong suốt hơn 10 năm qua là một giai đoạn cực kỳ thăng trầm, do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng, suy thoái ngành vận tải kéo dài từ năm 2009 đến nay. Hàng loạt các doanh nghiệp vận tải biển trên thế giới và Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có trong lịch sử. Đây cũng là giai đoạn ngành vận tải biển thế giới rơi vào đợt suy thoái sâu, hàng loạt công ty vận tải biển lớn trên thế giới thua lỗ triền miên. Theo thống kê có hơn 90% doanh nghiệp vận tải biển trên thế giới thua lỗ và gần 50% doanh nghiệp bị phá sản hoặc nguy cơ phá sản. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vận tải biển thua lỗ nặng và phải công bố phá sản. Hiệu ứng domino, nhiều công ty vận tải biển trong nước khó khăn ngày càng chồng chất, rồi sự sụp đổ của các doanh nghiệp … đã khiến bức tranh ngành vận tải biển Việt Nam vô cùng bi đát. Cho đến nay, hậu quả của cuộc suy thoái đối với ngành vận tải biển Việt nam còn rất nặng nề. Hầu hết các doanh nghiệp vận tải tên tuổi trước kia hoặc thua lỗ kéo dài, hoặc hoạt động cầm chừng và khó có cơ hội hồi phục.

Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, phần lớn chủ tàu Việt Nam hiện đang phải đối mặt với vấn đề đội tàu cũ, đầu tư ban đầu lớn, vay nợ nhiều, quy mô nhỏ, lạc hậu, điều này đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển của đội tàu Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng, ngành vận tải biển Việt Nam đang đối mặt với thách thức về công nghệ, hiệu suất hoạt động, khả năng tiếp cận nguồn vốn, cũng như năng lực để đáp ứng nhu cầu vận tải từ các thị trường mới.  

Đến nay, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi tuy nhiên vẫn chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới nên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; đặc biệt là các diễn biến ở biển Đông và việc sụt giảm giá dầu thô tác động đối với phát triển kinh tế đất nước, tác động mạnh đến hoạt động của ngành dầu khí và ngành vận tải biển Việt Nam. 

Từ năm 2016 cho đến nay, Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi khi thế và lực của đất nước sau gần 30 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn nhiều. Quy mô và tiềm lực kinh tế đất nước được nâng cao hơn trước. Sự ổn định về chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc cho sự phát triển. Với bờ biển dài và vị trí địa lý chiến lược, gần các trung tâm hàng hải lớn trong khu vực, một số nhà phân tích đã dự đoán Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những cường quốc hàng hải tại châu Á vào năm 2020, đóng vai trò then chốt đối với nền kinh tế Việt Nam. Đây là những tín hiệu tích cực được công bố của Cục Hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể thực sự trở thành một cấu thành quan trọng trong chiến lược kinh tế biển như mục tiêu đã đề ra, thì ngành vận tải biển Việt nam mà trực tiếp là các doanh nghiệp vận tải biển cần phải có những nỗ lực rất lớn và có những giải pháp thực sự đột phá và cũng cần cả sự quan tâm của nhà nước thông qua các cơ chế chính sách.

2. Vận tải Dầu khí với chiến lược Kinh tế biển

Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí là một đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Tiền thân là Công ty Vận tải Dầu khí, thành lập vào ngày 27/05/2002, Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans) được giao nhiệm vụ thành lập và phát triển đội tàu vận tải dầu thô, sản phẩm dầu – khí, và các loại hình kinh doanh khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của Ngành Dầu khí ở Việt Nam và trong khu vực. Cùng với quyết tâm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc tăng tốc phát triển, xây dựng một ngành công nghiệp dầu khí chủ động, đồng bộ từ khâu tìm kiếm, thăm dò, khai thác, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao, PVTrans từ khi mới thành lập đã bước những bước đầu tiên với quyết tâm xây dựng đơn vị trở thành mắt xích quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển đồng bộ của ngành công nghiệp dầu khí.

Khi PVTrans cổ phần hóa vào năm 2007, và chuyển đổi thành Tổng công ty cổ phần vận tải dầu khí để tăng tốc phát triển, cũng là lúc ngành vận tải biển rơi vào suy thoái và chạm đáy vào thời điểm 2009-2011, khi giá cước giảm tới 80% so với thời kỳ đỉnh cao năm 2005-2006. 

Không nằm ngoài vòng xoáy này, PVTrans có đến 80% công ty con thua lỗ, đọng vốn trong các dự án đầu tư kéo dài. Có thời điểm khó khăn nhất, PVTrans còn đứng trước nguy cơ phá sản, có phương án chia tách và sáp nhập công ty mẹ về các công ty khác đang hoạt động hiệu quả hơn của PVN.

Để vượt qua khủng hoảng và trụ vững, từ năm 2011, PVTrans tiến hành tái cấu trúc toàn diện và triệt để. Việc tái cấu trúc được thực hiện quyết liệt và đồng bộ trên tất cả các phương diện. Về tài sản, PVTrans thanh lý các tàu cũ với chất lượng không đảm bảo. Về tài chính, PVTrans đàm phán giãn nợ với các ngân hàng, xử lý toàn bộ chênh lệch tỉ giá của những năm trước. Về đầu tư, PVTrans xử lý các dự án tồn đọng và không thực hiện đầu tư mới. Về thị trường, từ phần lớn phụ thuộc vào thị trường Đông Nam Á, PVTrans chuyển hướng mở rộng hoạt động ra thị trường thế giới khó hơn như Trung Đông, Tây Á. Về mô hình quản trị, PVTrans thay đổi toàn diện theo hướng chuyên nghiệp hóa, phân công trách nhiệm rõ ràng giữa công ty mẹ và các công ty thành viên, tạo tính chủ động cho đơn vị. Bên cạnh đó, PVTrans đã thành lập đơn vị tự quản lý kỹ thuật tàu thay vì đi thuê các công ty nước ngoài. Từ chỗ phải đi thuê thuyền viên nước ngoài vận hành đội tàu, PVTrans không những đã thay thế toàn bộ thuyền viên nước ngoài bằng thuyền viên nội địa mà còn thực hiện xuất khẩu thuyền viên đi quốc tế.


Bên cạnh sự quyết liệt trong công tác tái cấu trúc thì nhiều việc ứng dụng các sáng kiến trong hoạt động cũng được vận dụng hiệu quả. Theo đó, các giải pháp về hợp lý hóa quy trình vận hành khai thác tàu, rà soát siết chặt định mức tiêu hao nhiên liệu tàu, thực hiện chương trình kaizen phát huy các sáng kiến tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả khai thác, thực hành tiết kiệm giúp giảm chi phí đáng kể chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Với hàng loạt biện pháp tái cơ cấu vô cùng quyết liệt, cùng với sự hỗ trợ rất lớn của PVN, từ năm 2012, PVTrans dần dần có nguồn thu ổn định, hoạt động có lãi, vượt qua khủng hoảng, tạo đà tăng trưởng bền vững liên tục cho những năm sau.


Những năm qua, PVTrans đã đảm nhiệm tốt vai trò đầu mối vận chuyển đảm bảo an toàn, kịp thời toàn bộ nguyên liệu dầu thô đầu vào (kể cả dầu thô nhập khẩu) và sản phẩm đầu ra của NMLD Dung Quất - biểu tượng tiêu biểu của ngành công nghiệp lọc hóa dầu tại Việt Nam. Tham gia vận chuyển nguồn nguyên liệu dầu thô đầu vào cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn; vận chuyển dầu thô và sản phẩm dầu khí trên thị trường quốc tế. Duy trì ổn định dịch vụ FSO/ FPSO, tổ chức vận hành liên tục, an toàn và hiệu quả đối với Tàu FPSO Lewek Emas và Tàu FSO PVN Dai Hung Queen, FPSO MV19 tại các mỏ Chim Sáo, Đại Hùng, Sông Đốc…, khẳng định thương hiệu, uy tín trên lĩnh vực FSO/FPSO trong và ngoài nước.. Việc duy trì khai thác an toàn và liên tục tại các mỏ giúp PVTrans khẳng định năng lực phát triển bền vững trong bối cảnh khó đoán định của thị trường dịch vụ dầu khí hiện nay. Và trên hết, PVTrans tự hào đã góp phần tận thu từng giọt dầu cho Tổ quốc, khẳng định chủ quyền biển đảo và duy trì việc làm cho người lao động.

Sự phát triển ổn định và bền vững của PVTrans đã đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, tạo công ăn việc làm cho gần 2000 lao động trong bối cảnh các doanh nghiệp vận tải biển khác thua lỗ, phá sản, nợ lương. Đảm bảo kinh doanh hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Đảm bảo lợi ích tối đa của cổ đông. Đảm bảo quyền lợi và điều kiện làm việc tốt cho người lao động và đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội, trong bối cảnh các công ty tàu biển trên thế giới và Việt Nam đang thua lỗ, phá sản, nợ lương.

16 năm phát triển, từ khi chỉ có duy nhất 1 con tàu vận tải dầu thô với khoảng gần 100 người lao động, đến nay, PVTrans với 11 đơn vị thành viên- chi nhánh, 02 công ty liên kết với gần 2.000 người lao động, phát triển đội tàu vận tải dầu khí hiện đại lên 25 tàu với trọng tải hơn 750.000 DWT. Doanh thu của PVTrans hiện nay tăng gấp 2 lần và lợi nhuận đã tăng 10 lần so với năm 2010, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%. Năm 2018, doanh thu của Tổng công ty PVTrans đạt 7.700 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 800 tỷ, nộp ngân sách nhà nước 430 tỷ đồng và luôn duy trì mức tăng trưởng tốt, năm sau luôn cao hơn năm trước..  PVTrans cũng là công ty vận tải biển có năng lực vận tải hàng lỏng lớn nhất Việt Nam, là doanh nghiệp duy nhất có khả năng cung cấp dịch vụ chuyên chở các mặt hàng lỏng bao gồm từ vận tải dầu thô đến các sản phẩm dầu, khí hóa lỏng, hóa chất… Năm 2018, PVTrans là doanh nghiệp vận tải có giá trị vốn hóa lớn nhất trên sàn HSX và lọt vào Top 50 công ty niêm yết tốt nhất do Forbes Việt Nam xếp hạng doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất thông qua các chỉ số tài chính được công bố, bao gồm các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch TP. HCM (HSX) và Sở Giao dịch Hà Nội (HNX).

PVTrans được đánh giá là đơn vị vận tải có năng lực đội tàu chở hàng lỏng lớn nhất Việt Nam, Doanh nghiệp vận tải thủy số 1 Việt Nam theo VNR500, được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2018; Top 100 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam,; Top 50 thương hiệu có giá trị năm 2015 (theo Finance Branch –Anh).

Trải qua 16 năm phát triển không ít thăng trầm, chịu ảnh hưởng của giai đoạn 2008-2012 và chứng kiến sự tụt dốc không phanh của các ông lớn trong ngành vận tải biển, với sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ sát sao của Tập đoàn dầu khí cùng với bản lĩnh, ý chí mạnh mẽ, sự kiên định và quyết liệt trong công tác tái cấu trúc, cùng truyền thống của những người đi tìm lửa đã giúp PVTrans dần hồi sinh, đồng thời tạo nên sức bật lớn trên thị trường vận tải biển trong nước và quốc tế.

Nghành vận tải biển là một ngành thực sự cạnh tranh rất khốc liệt. Xác định được mục tiêu lớn mạnh để góp phần quan trọng trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam, ngành kinh tế hàng hải, ngành Dầu Khí Việt Nam..., trong thời gian sắp tới PVTrans tiếp tục củng cố trẻ hóa đội tàu và nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực vận tải, giữ vững thị phần vận tải trong nước và giữ thương hiệu trên thị trường quốc tế như Trung Đông, Tây Phi, Hàn Quốc, Nhật Bản… với quy mô là doanh nghiệp vận tải số một không chỉ tại Việt Nam mà còn là đơn vị vận tải dầu khí có uy tín trong khu vực.

Ngay trong năm 2019, PVTrans dự kiến tiếp tục đầu tư phát triển đội tàu, nâng cao năng lực dịch vụ vận tải với những con tàu VLCC (là những con tàu chở dầu thô lớn nhất thế giới hiện nay với trọng tải lên đến 250-300 nghìn tấn) phục vụ nhập dầu thô từ Trung Đông về Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Hình ảnh đội tàu vận tải hiện đại của PVTrans, mang lá cờ tổ quốc thân yêu hoạt động trên khắp các tuyến hàng hải thế giới, trên biển vùng biển Việt Nam, góp phần tạo dựng vị thế của ngành Hàng hải Dầu khí Việt Nam, khẳng định tiềm lực của một quốc gia kinh tế biển Việt Nam.

PVTrans