Xì to online - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật


Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong lộ trình đổi mới

Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Thành lập Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petrovietnam (3/9/1975 - 3/9/2017), Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn đã trả lời phỏng vấn về vấn đề đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững. Nội dung như sau:

Trong bối cảnh thị trường dầu khí thế giới đang khó khăn do giá dầu suy giảm, Petrovietnam vẫn nỗ lực hoàn thành mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ giao. Theo Tổng giám đốc, những động lực cơ bản đối với người lao động Dầu khí là gì?


Tổng Giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn: Niềm tin và sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của các bộ, ngành cũng như kỳ vọng của nhân dân đối với vai trò, vị trí của Petrovietnam chính là những động lực quan trọng đối với người lao động Dầu khí vào thời điểm khó khăn hiện nay.


Ngày 23/7/2015, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW và ngày 14/10/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1748/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam với mục tiêu tổng quát là: Phát triển ngành Dầu khí thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, then chốt, hoàn chỉnh, đồng bộ, bao gồm tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu; góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt là sẽ huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển ngành Dầu khí; xây dựng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Dầu khí có tiềm lực mạnh về tài chính và khoa học công nghệ, có sức cạnh tranh cao, chủ động tích cực hội nhập quốc tế.

 

 

Có thể nói, bản lĩnh và trí tuệ của người lao động Dầu khí chưa bao giờ lung lay trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chính vì vậy, trong giai đoạn đầy thách thức này, toàn Tập đoàn vẫn chung sức, đồng lòng giữ vững nhịp độ sản xuất kinh doanh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, các khó khăn, vướng mắc của Tập đoàn và các đơn vị đang từng bước được tháo gỡ. Kết quả trên có được là nhờ sự ủng hộ, hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.
Cũng cần khẳng định rằng, trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, ngành Dầu khí Việt Nam đã từng vượt qua muôn vàn gian khổ; khó khăn có thể tác động đến tâm tư tình cảm, nhưng ý chí của người dầu khí thì luôn vững vàng. Điều này đã trở thành truyền thống, thành giá trị cốt lõi của văn hóa Dầu khí.


Bên cạnh định hướng mới, xin Tổng giám đốc khái quát những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản mà Đảng và Nhà nước đề ra đối với ngành Dầu khí?


Tổng Giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn: Để thực hiện thành công mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035, Nghị quyết của Bộ Chính trị đề ra 5 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, bao gồm: Hoàn thiện thể chế phát triển ngành Dầu khí; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho Petrovietnam phát triển; bảo đảm nguồn vốn cho Petrovietnam thực hiện các mục tiêu chiến lược; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát triển ngành Dầu khí Việt Nam gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh - đối ngoại.


Từ những định hướng chiến lược như vậy, lãnh đạo Tập đoàn đã xác định mục tiêu là: Phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ cả hệ thống chính trị trong Tập đoàn để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, bình tĩnh vượt khó trên cơ sở phát huy tối đa mọi nguồn lực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư; thực hiện tái cơ cấu toàn diện tất cả các mặt, các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh, khôi phục hình ảnh, uy tín của Tập đoàn với Đảng, với nhân dân, với bạn bè trong nước và quốc tế. Xây dựng Petrovietnam là tập đoàn kinh tế Nhà nước mạnh, phát triển bền vững.

 

 

Được biết, một trong những giải pháp đột phá được Petrovietnam thực hiện quyết liệt để có thể phát triển bền vững là Giải pháp về quản lý. Điểm then chốt của giải pháp này là gì, thưa Tổng giám đốc?


Tổng Giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn: Petrovietnam đã đề ra 3 nhóm giải pháp đột phá gồm: Giải pháp về quản lý, giải pháp về nguồn nhân lực và giải pháp về khoa học - công nghệ. Trong đó, giải pháp về quản lý là giải pháp quan trọng đầu tiên.


Điều then chốt mà Petrovietnam cần thực hiện là nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ lãnh đạo các cấp, đặc biệt là các kiến thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật và tình hình thực tế sản xuất kinh doanh.


Petrovietnam có lộ trình cụ thể và thường xuyên rà soát, sắp xếp mô hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế; chú trọng xây dựng, phát triển các tổng công ty, công ty chuyên ngành trong lĩnh vực cốt lõi, hạn chế trùng lắp chức năng, nhiệm vụ, phân tán nguồn lực giữa các đơn vị thành viên; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong quản lý, điều hành tại Tập đoàn và các đơn vị thành viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý.


Petrovietnam cũng đã và đang hoàn chỉnh mô hình Tập đoàn theo hướng phân cấp hợp lý cho các đơn vị, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm, khuyến khích sự năng động của đơn vị cùng với cơ chế giám sát chặt chẽ thông qua người đại diện. Petrovietnam đang từng bước xây dựng hệ thống quản trị theo chuẩn mực quốc tế; xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả, gắn kết giữa các ban chức năng và đơn vị thành viên, tránh hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm.


Bên cạnh đó là việc hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nội bộ làm công cụ hữu hiệu cho công tác điều hành quản lý của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Huy động các nguồn lực xã hội phục vụ phát triển Tập đoàn, trong đó ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính.


Với vai trò là người trực tiếp điều hành các hoạt động của Tập đoàn, Tổng giám đốc có thể cho biết về một số hành động cụ thể về quản trị doanh nghiệp trước mắt và lâu dài của Petrovietnam?


Tổng Giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn: Tập đoàn đang kêu gọi sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, thực hiện các giải pháp cấp bách để ổn định tình hình, đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững, trong đó nội dung đầu tiên là tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu đề xuất điều chỉnh mục tiêu chiến lược phát triển nhằm phát huy vai trò nòng cốt, trụ cột của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, góp phần phát triển kinh tế đất nước.


Nội dung này bao hàm việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch đã  được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó phải tạo được sự chuyển biến về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, đồng thời vẫn chú trọng tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng.


Để làm được điều đó cần thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 13-NQ/ĐU ngày 28/10/2015 của Đảng ủy Tập đoàn về tăng cường tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Tập đoàn.


Petrovietnam sẽ đồng thời phát triển các hoạt động dịch vụ kỹ thuật dầu khí theo hướng hiện đại với tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao. Phát triển một số cơ sở dịch vụ có quy mô và tầm cỡ khu vực; phát triển mạnh hệ thống phân phối hàng hóa trong nước và tham gia vào mạng phân phối khu vực, toàn cầu.


Petrovietnam luôn chủ động tham gia và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách để doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững. Song song đó, để tạo chủ động, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành, Petrovietnam tiếp tục ban hành những quy định về phân cấp, phân quyền; đồng thời duy trì việc kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các đơn vị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế nội bộ kịp thời, đúng pháp luật.

 

 

Gắn chặt với công tác quản trị là công tác tái cấu trúc doanh nghiệp. Tổng giám đốc nhìn nhận như thế nào về lộ trình tái cơ cấu Petrovietnam hiện nay?


Tổng Giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn: Tập đoàn đã và đang thực hiện chủ trương và lộ trình tái cơ cấu trong toàn hệ thống, cả ở Tập đoàn và các đơn vị thành viên, nhằm sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo đúng định hướng của Chính phủ và đã đạt được những kết quả khả quan. Tới đây, Tập đoàn  sẽ tích cực triển khai kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


Trong lộ trình này, Petrovietnam tập trung đẩy nhanh tái cơ cấu, quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại, tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu; nâng cao tiềm lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính và các doanh nghiệp kém hiệu quả. Trên cơ sở đó, bố trí lại nguồn lực để tập trung đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh có lợi thế của doanh nghiệp.


Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng đang nghiên cứu phương án hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại bộ máy điều hành Petrovietnam, với mục tiêu xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả; cơ cấu lãnh đạo và số lượng nhân sự  hợp lý; củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, nhiều kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và  phù hợp với chủ trương chung của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Công Thương.


Và một điểm rất trọng yếu nếu muốn tái cấu trúc thành công là phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả tổ chức thực hiện đề án tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp.


Trân trọng cảm ơn Tổng giám đốc!

 

Theo PetroVietnam