Xì to online - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật


Economist dự báo về giá & nhu cầu dầu của thế giới năm 2009 – 2010

Theo Economist, nhu cầu hàng hóa và đặc biệt là dầu mỏ chịu nhiều tác động từ biến động của ngành tài chính hiện nay.

Bộ phận tình báo kinh tế của báo Economist (Economist Intelligence Unit - EIU) đã điều chỉnh giảm dự báo về nhu cầu đối với các loại hàng nguyên nhiên liệu chủ yếu do triển vọng u ám của kinh tế thế giới. Tình hình thị trường tài chính thế giới đi xuống gây nhiều áp lực lên giá hàng hóa.
Triển vọng kinh tế đi xuống kết hợp với việc nguồn cung của OPEC sẽ vẫn tăng trong thời gian 2009-2010, giá dầu sẽ liên tục đi xuống. Việc OPEC cắt giảm sản lượng sẽ không thể ngăn được giá dầu hạ. USD mạnh lên những tháng gần đây, theo EIU, dự đoán USD sẽ tiếp tục mạnh lên trong thời gian tới, như vậy có thêm nguyên nhân khiến giá hàng hóa hạ. Đầu năm 2008, nhà đầu tư coi hàng hóa như một công cụ đầu tư thời USD suy yếu và áp lực lạm phát tăng cao.

Năm 2009, tình hình kinh tế toàn cầu sẽ vẫn khó khăn, tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chững lại sẽ khiến thương mại toàn cầu giảm, tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển vì thế không có lợi. Nhìn chung, giá cả hàng hóa giảm 21,1% trong năm 2009. Năm 2010, kinh tế vẫn khó khăn, chỉ số giá hàng hóa tăng khoảng 0,5%.

EIU giảm dự báo tăng trưởng về nhu cầu dầu của nhóm ước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) trong năm 2008 và năm 2009. Nhu cầu năng lượng tại Mỹ chiếm tới 30% tổng nhu cầu toàn cầu.

Nhu cầu năng lượng tại Mỹ giảm 3,5% trong năm 2007 và giảm đáng kể trong nửa đầu năm nay. EIU dự đoán lượng tiêu thụ tại Mỹ giảm 3% trong năm nay. Tuy giá xăng tại Mỹ giảm sau khi giá dầu thô rớt khỏi mức kỷ lục thiết lập vào tháng 7, nhìn chung mức giá này vẫn cao.

Nhu cầu năng lượng tại Mỹ năm 2009 sẽ giảm thêm khoảng 1,5%. Năm 2010, khi tình hình kinh tế hồi phục, nhu cầu năng lượng Mỹ tăng khoảng 0,9%.

Trong nhóm nước thuộc OECD, lượng sử dụng dầu của châu Âu giảm 1,4%. Việc nền kinh tế các nước châu Âu chững lại và sử dụng nguồn năng lượng khác, nhu cầu ầu của châu Âu giảm khoảng 0,8% năm trong hai năm 2009 và 2010.

Nhu cầu dầu tại Nhật Bản sẽ giảm với lý do tương tự. Nhìn chung tổng lượng tiêu thụ dầu của nhóm nước OECD giảm đều đặn, từ mức 57% lượng tiêu thụ toàn cầu năm 2007 xuống mức 54% vào năm 2010.

Tại Trung Quốc, chính phủ đang quản lý thị trường dầu nội địa, và nhu cầu tiếp tục tăng mạnh. Lượng tiêu thụ dầu năm 2007 có chịu cản trở của một số yếu tố nhất định nhưng vẫn tăng 5,4% trong năm 2007.

Theo EIU, tăng trưởng GDP tại Trung Quốc năm 2008 dự kiến là 9,8%, trong khi tỷ lệ này năm 2007 là 11,9%, tuy nhiên trên thực tế mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ dầu không mấy rõ ràng.

Nhu cầu dầu của Trung Quốc năm 2008 sẽ vẫn tăng 5,3% (thấp hơn so với dự đoán trước đây là 6,4%) do một số hạn chế về nguồn cung và hậu quả của việc đảm bảo hoạt động cho Thế Vận Hội.

Giữa năm, Trung Quốc đột ngột giảm trợ cấp năng lượng (cụ thể là tăng giá năng lượng 18%), tăng trưởng về nhu cầu năng lượng tất yếu giảm. Năm 2009-2010, tăng trưởng GDP của Trung Quốc hàng năm chỉ còn khoảng 8,6%, tăng trưởng về nhu cầu dầu là 4,8%/ năm.

Nhu cầu dầu sẽ vẫn tăng tại những nước quản lý hay trợ cấp giá năng lượng, đặc biệt là những nước sản xuất dầu, và tại những nước có tỷ lệ công nghiệp hóa cao trong đó có một số thành viên OPEC ở khu vực Trung Đông, nhu cầu dầu tại Trung Đông tăng khoảng 4,5%/năm trong 2 năm tới.

Tại Ấn Độ, nhu cầu dầu của nước này hiện nay là 3 triệu thùng/ngày và dự kiến sẽ tăng lên trong năm 2009 và 2010 khi thu nhập tăng và tỷ lệ sở hữu ô tô ngày một cao.

Tại Đông Nam Á, tiêu thụ dầu không tăng nhiều trong năm nay do chính phủ một số nước giảm trợ cấp nhiên liệu. Hơn thế nữa, khu vực này rất dễ chịu ảnh hưởng từ việc thương mại toàn cầu đi xuống và nhu cầu hàng xuất khẩu của nhóm nước thuộc thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Nhìn chung, xét về dài hạn, nhu cầu dầu toàn thế giới sẽ hồi phục dần dần, mức tăng là 1,2% trong năm 2009 và năm 2010 do nhu cầu của Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ vẫn tăng và nhu cầu của Mỹ hồi phục vào năm 2010.

Theo Economist

NQD-B.KD&PTTT