Xì to online - Tải game trực tuyến để kiếm tiền thật


Tình hình thị trường vận tải biển năm 2013 và triển vọng 2014

Theo phân tích và đánh giá của các chuyên gia kinh tế, năm 2013 vẫn là một năm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt đối với khu vực châu Âu vẫn sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tài chính nhằm thoát khỏi nguy cơ suy thoái, bên cạnh việc phải hứng chịu những tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng nợ công.

 

Thực tế trong 6 tháng đầu năm 2013, nền kinh tế thế giới có xu hướng hồi phục, tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế giữa các nhóm nước không đồng đều, một số nền kinh tế chủ chốt tăng trưởng thấp hơn dự kiến. Thương mại quốc tế gặp khó khăn do tác động của các biện pháp bảo hộ thương mại, gây hiệu ứng không thuận lợi đối với nhiều nền kinh tế đang phát triển khác.

 

Những diễn biến từ nền kinh tế toàn cầu đã có những tác động sâu sắc và rõ rệt đến xu hướng thị trường dầu mỏ cũng như thị trường vận tải hàng lỏng trên thế giới. Tuy nhiên, tàu biển vẫn là phương tiện vận chuyển chủ chốt và chính yếu của thương mại thế giới, vận tải bằng tàu biển chiếm tỉ trọng khoảng 90% lượng hàng hóa toàn cầu, do đó, có thể thấy được tương lai phát triển tất yếu của ngành tàu biển và hàng hải trong những năm tiếp theo.

 

Ảnh minh họa: Internet

 

Tình hình thị trường vận tải biển năm 2013

 

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ nửa cuối năm 2008 đến nay đã tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và kéo theo nhu cầu vận tải biển suy giảm nghiêm trọng.Bước sang năm 2012, xuất hiện thêm các yếu tố không thuận lợi từ sự bất ổn chính trị tại các quốc gia Trung Đông và Châu Phi, tình hình nợ công tại Châu Âu diễn biến phức tạp dẫn đến những tác động kép, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

 

Đối với lĩnh vực vận tải biển, sau thời gian tăng trưởng mạnh, số lượng tàu tăng lên nhanh chóng đã làm mất cân đối giữa cung và cầu tàu biển trên thế giới khiến cho sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Giácước vận tải duy trì ở mức thấp kéo dài và thấp hơn giá thành dịch vụ dẫn đến hàng loạt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển ở cả trong nước và quốc tế kinh doanh thua lỗ, phải bán tàu. Thậm chí một số đơn vị bị phá sản, số lượng tàu bị bắt giữ để siết nợ ngày càng tăng, nhiều tàu phải dừng hoạt động do không có kinh phí duy trì bảo hiểm, nhiên liệu, lương thuyền viên...

 

Trong 6 tháng đầu năm 2013, ngoài thị trường vận tải khí hóa lỏng vẫn ở mức cước ổn định thì thị trường vận tải biển vẫn tiếp tục duy trì ở mức trung bình đối với phần lớn các loại tàu hàng lỏng, tàu vận tải container và tàu vận tải hàng rời. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện trạng này là do tình trạng dư thừa tải trọng của các đội tàu và nền kinh tế thế giới vẫn đang trong tình trạng phục hồi chậm chạp.

 

Tình hình phát triển đội tàu vận tải hàng lỏng thế giới trong năm 2013 và các năm tiếp theo được dự báo như sau:

 

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số lượng tàu dầu thô có tải trọng từ 10.000 đến trên 200.000 DWT là 1.844 chiếc (tương đương hơn 342 triệu DWT). Dự kiến đến cuối năm 2013, tổng số lượng đội tàu dầu thô toàn cầu sẽ là 1.853 chiếc (tương ứng với mức tăng 2.0% về mặt số lượng đội tàu và 3.9% về mặt tổng trọng tải đội tàu). Đối với đội tàu vận chuyển sản phẩm dầu thì tính đến thời điểm hiện tại, tải trọng tàu dưới 25.000 DWT và trên 25.000 DWT của thế giới lần lượt là 7.273 và 2.576 chiếc (tương ứng lần lượt với hơn 40 triệu và 135 triệu DWT). Đến cuối năm 2013, tổng số lượng tàu vận chuyển sản phẩm cỡ nhỏ và trên 25.000 DWT toàn thế giới sẽ lần lượt là 7.192 và 2.614 chiếc. Theo đó, cỡ tàu dầu sản phẩm nhỏ dự kiến có mức suy giảm cả số lượng và trọng tải. Còn phân khúc cỡ tàu trên 25.000 DWT thì dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 3,2% số lượng (tương ứng với tăng 3.4 % tổng trọng tải đội tàu hiện tại).

 

Tiếp tục những diễn biến khó khăn của năm 2012, trong năm 2013 dự báo sẽ có nhiều tàu đóng mới được đưa ra thị trường; kinh tế thế giới chưa thoát khỏi khủng hoảng để lấy lại đà phục hồi; các quốc gia tiêu thụ nhiều năng lượng như Anh, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục áp dụng chính sách tiết kiệm nhiên liệu. Dự báo một số Chủ tàu có thể sẵn sàng giảm giá cước để cạnh tranh, dẫn đến thị trường vận tải đã khó khăn sẽ trở nên càng khó khăn và cạnh tranh gay gắt hơn. Dự kiến thị trường sẽ chỉ có dấu hiệu bắt đầu hồi phục là khoảng cuối năm 2013.

 

Với tình hình giá cước thuê tàu định hạn như trên, phần lớn doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển đều phải chọn giải pháp là rà soát lại phí sản xuất kinh doanh, phí quản lý để giảm thiểu bớt chi phí. Cùng với đó, các chủ tàu cũng đã và đang tiến hành cơ cấu triệt để các khoản nợ vay đầu tư đội tàu nhằm giảm bớt áp lực trả nợ, rà soát hiệu quả hoạt động của các con tàu cùng với dư nợ còn lại, khả năng trả nợ từ nguồn thu chính những con tàu này để ngăn chặn tình trạng thua lỗ.

 

Đứng trước nhiểu khó khăn và biến động của thị trường Vận tải biển trên thế giới, năm 2013, PVTrans tập trung tối đa vào việc khai thác hiệu quả thị trường nội địa và chủ động tìm kiếm nắm bắt các đối tác khách hàng trên thế giới phù hợp với năng lực vận tải của mình. Đến thời điểm hiện tại, một số tàu PVTrans đang được cho thuê định hạn với mức giá ổn định, đảm bảo được hiệu quả kinh tế và từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn.

 

Triển vọng thị trường vận tải 6 tháng cuối năm 2013 và năm 2014

 

Dự báo trong 6 tháng cuối năm 2013, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục được phục hồi, tình hình kinh tế trong nước sẽ có những chuyển biến tích cực hơn, kinh tế vĩ mô ổn định, tỷ lệ lạm phátcó thể đạt được mục tiêu mà Chính phủ đề ra là dưới 6,5%, tỷ giá ngoại tệ USD/VND dự kiến sẽ được duy trì ổn định biến động 2-3% từ nay đến cuối năm.

 

Năm 2014 là năm mà các chủ tàu và các chuyên gia hàng hải mong đợi sự phục hồi của thị trường theo con đường bình thường của nó. Theo báo cáo của RS Platou thì lượng tàu đóng mới giao trong năm 2014 sẽ giảm 60% và 40% tương ứng đối với tàu hàng rời và hàng lỏng. Hy vọng mức hiệu dụng của đội tàu hiện tại trên thế giới sẽ tăng lên.

 

Như nhiều đơn vị vận tải biển khác, PVTrans chịu sự tác động từ cơn bão khủng hoảng tài chính và suy thoái thị trường vận tải trong thời gian qua. Tuy nhiên,đội tàu của PVTrans tiếp tục hoạt động ổn định tại thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài việc đảm bảo hoạt động vận tải an toàn toàn bộ lượng nguyên liệu dầu thô đầu vào cho nhà máy lọc dầu Dung quất, vận chuyển sản phẩm xăng dầu đầu ra của nhà máy và toàn bộ lượng LPG, PVTrans đã đưa hàng loạt các tàu còn lại khai thác ổn định tại thị trường quốc tế. Trong bối cảnh giá cước vận tải còn thấp, nhưng bằng uy tín, năng lực vận tải và mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với bạn hàng của mình, PVTrans đã ký kết thành công nhiều hợp đồng thuê theo hình thức thuê định hạn, thuê bareboat, với giá thuê hợp lý, đảm bảo hiệu quả để khai thác tàu. Đội tàu của PV Trans luôn được các Oil Major đánh giá cao và hoạt động liên tục, an toàn, ổn định.

 

Ảnh minh họa: Internet
 

 

Hoạt động dịch vụ hàng hải FSO/FPSO cũng tiếp tục đóng góp phần quan trọng trong kết quả kinh doanh chung của Tổng công ty. Các tàu FPSO Lewek Emas và FSO Kamari mà PVTrans đang trực tiếp quản lý được vận hành ổn định, hiệu qủa, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng…

 

 

Trong 6 tháng cuối năm, PVTrans chuẩn bị tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu dầu thô lớn nhất doViệt Nam đóng có trọng tải 104.000 DWT, việc khai thác con tàu này sẽ giúp trẻ hóa, nâng cao năng lực đội tàu của PV Trans, đảm bảo công tác vận chuyển dầu thô cho thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế… Đối với dự án tàu 105.000DWT đang được triển khai chuyển đổi thành kho nổi FSO, dự kiến đưa vào sử dụng vào đầu năm 2015 với hiệu quả tốt hơn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh chung của PVTrans trong các năm tiếp theo.Có thể nói, cho đến nay, nhờ những giải pháp quyết liệt và đúng hướng của Ban lãnh đạo, sự nỗ lực của tập thể CBCNV Tổng Công ty cùng với sự quan tâm chỉ đạo hỗ trợ kịp thời của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, đặc biệt nhờ có sự hợp tác tốt của các đối tác, khách hàng, PV Trans đã và đang vững vàng vượt qua sóng gió của cuộc khủng hoảng để từng bước phát triển ổn định./.

 

Diệu Hạnh.